Thủ tục xin giấy phép xây dựng cần những gì? điều kiện hoặc diện tích tối thiểu để xin cấp giấy phép xây dựng là gì? tham khảo ngay bài viết về thủ tục xin giấy phép xây dựng sau.
Thời gian qua, công ty Nhật Trung chúng tôi đã và đang thiết kế, thi công xây dựng, sửa chữa nhiều căn nhà đẹp tại TP HCM và để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của quý khách hàng khi có nhu cầu thiết kế nhà, xây nhà tại TP HCM, trong bài viết này chúng tôi xin giải đáp một số câu hỏi, thắc mắc của quý khách hàng về vấn đề giấy phép xây dựng nhà ở hiện nay.
Thủ tục xin giấy phép xây dựng - Xây Dựng Nhật Trung
Nhật Trung xin tư vấn để cho quý vị nào chuẩn bị làm nhà mới hoặc sửa chữa nhà cho mình mà chưa tìm hiểu rõ về thủ tục xin phép được chỉ dẫn về nghị định cấp giấy phép xây dựng, theo đó chính phủ đã ban hành về nghị định cấp phép xây dựng gọi tắt là nghị định số 64/2012/NĐ_CP.
Để giải đáp các thắc mắc của quý vị thì Xây Dựng Nhật Trung xin được lọc ra các câu hỏi khách hàng thường hỏi khi chúng tôi tư vấn, cũng như lọc ra những chỉ dẫn cụ thể về công trình nhà ở riêng lẻ mà quý vị quan tâm. Vậy nay, chúng tôi xin chia sẻ cho quý vị để hiểu và nắm bắt được thủ tục cấp phép xây dựng hiện nay.
- Giấy phép xây dựng xin ở đâu và cơ quan đơn vị nào cấp?
- Một bộ hồ sơ xin phép cần những thủ tục gì ?
- Xin phép xây thì mất bao nhiêu thời gian?
- Đối với nhà cấp 4 xây mới có cần cấp phải xin phép hay không?
Định nghĩa giấy phép xây dựng
1. Giấy phép xây dựng:
Là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.
2. Giấy phép xây dựng công trình:
Là giấy phép được cấp để xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi và hạ tầng kỹ thuật.
3. Giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ:
Là giấy phép được cấp để xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị hoặc nhà ở riêng lẻ tại nông thôn.
4. Giấy phép xây dựng tạm:
Là giấy phép được cấp để xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định theo thời hạn thực hiện quy hoạch xây dựng.
5. Giấy phép xây dựng theo giai đoạn:
Là giấy phép được cấp cho từng phần của công trình hoặc công trình của dự án khi thiết kế xây dựng của cả công trình hoặc của cả dự án chưa được thực hiện xong.
6. Giấy phép xây dựng sửa chữa, cải tạo:
Là giấy phép được cấp để thực hiện việc sửa chữa, cải tạo công trình đang tồn tại có thay đổi về kiến trúc các mặt đứng, thay đổi kết cấu chịu lực, thay đổi quy mô công trình và công năng sử dụng.
7. Công trình theo tuyến:
Là công trình xây dựng kéo dài theo phương ngang, như đường bộ, đường sắt, đường dây tải điện, đường cáp viễn thông, đường ống dẫn dầu, dẫn khí, cấp thoát nước, các công trình khác.
Giấy phép xây dựng xin ở đâu và cơ quan đơn vị nào cấp?
Ủy ban nhân dân cấp Quận/Huyện cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị thuộc địa giới hành chính do mình quản lý.
Ủy ban nhân dân xã cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại những điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được duyệt thuộc địa giới hành chính do mình quản lý.
Hồ sơ xin phép cần những thủ tục gì?
Bộ hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng bao gồm:
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu đối với từng trường hợp, từng loại công trình).
2. Bản sao có chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Hai bộ bản vẽ thiết kế do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện và đã được chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định. Mỗi bộ gồm:
a) Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất, mặt bằng ranh giới lô đất.
b) Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng, mặt cắt chủ yếu của công trình.
c) Bản vẽ mặt bằng móng, mặt cắt móng, các bản vẽ kết cấu chịu lực chính (móng, khung, tường, mái chịu lực).
Xin phép xây thì mất bao nhiêu thời gian?
Đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới, bao gồm cả giấy phép xây dựng tạm, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời, thời gian không quá 20 ngày làm việc đối với công trình, 15 ngày làm việc đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị, 10 ngày làm việc đối với nhà ở nông thôn, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Xây nhà, xây nhà cấp 4 có cần xin phép không?
Nếu quý vị có ý định xây dựng nhà, xây nhà cấp 4 hay nhà phố, biệt thự vv.. hãy chuẩn bị xin cấp giấy phép xây dựng nhà trước nếu có thể.
Quy định chiều cao, mật độ, khoảng lùi, số tầng
Khi quý vị xin giấy phép xây nhà quý vị nên lưu ý tới chiều cao tối đa của căn nhà, vì sao lại như vậy?.Thường thì có một số gia chủ khi lần đầu tiên xây nhà quý vị đều nghĩ rằng muốn xây nhà như thế nào thì yêu cầu vẽ xin phép như vậy, điều này rất nhiều gia chủ vướng phải khi xây nhà lần đầu, xin phép như vậy khi tiến hành thi công xây dựng quý vị muốn thay đổi một chút cũng khó, phải xin bổ sung và cấp lại giấy phép xây dựng hoặc vô tình và không biết mà thi công sai giấy phép và tất nhiên là bị một biên bản xây sai phép nếu thanh tra xây dựng kiểm tra và tệ hại hơn nữa là khi làm thủ tục hoàn công sẽ tốn rất nhiều chi phí, hoặc không hoàn công được.
Khi có thanh tra xây dựng kiểm tra công trình, họ chỉ quan tâm, cho phép quý vị xây thấp hơn, nhỏ hơn hoặc bằng bản vẽ giấy phép xây dựng nhà.
Có một số khách hàng nhầm tưởng bản vẽ xin phép xây nhà và bản vẽ hồ sơ thiết kế nhà là một. Bản vẽ giấy phép xây nhà là khác, hồ sơ xây dựng là khác hai vấn đề này không giống nhau tuy rằng khi thiết kế nhà, KTS phải dựa vào bản vẽ để xin phép. Giấy phép xây dựng chỉ thể hiện diện tích xây dựng, mật độ giếng trời, mật độ xây dựng, chiều cao cấp phép và không thể hiện chi tiết nội ngoại thất, kết cấu không chi tiết, chỉ cơ bản. Trừ những dự án phải bắt buộc kiến trúc tổng thể phải như nhau.
Nếu quý vị có ý định xây nhà thì khi xin giấy phép xây dựng nhà quý vị nên xin xây cao hơn, rộng hơn một chút nếu có thể, để thuận lợi cho công tác thi công, vì biết đâu khi vào thi công quý vị lại có ý định xây cao hơn một chút, và có những trường hợp xây cao hẳn hơn một tầng kể cả tầng lửng, sàn giả. Trong xây dựng rắc rối nhất vẫn là bản vẽ giấy phép xây dựng nhà nếu quý vị chưa có kinh nghiệm xin giấy phép xây nhà. Điều này sẽ tác động trực tiếp tới công trình nếu sai phép.
Quý vị có ý định xây nhà và không có thời gian xin phép xây dựng hãy gọi chúng tôi, chúng tôi sẽ tư vấn và MIỄN PHÍ giấy phép xây dựng nhà nếu quý vị xây nhà trọn gói và có tổng trị phí trên 400 triệu và thiết kế nhà miễn phí tặng qúy vị.
Nay xây dựng Xây Dựng Nhật Trung sẽ hướng dẫn nhanh về các thông tin quy định đối với chiều cao, mât độ, khoảng lùi, số tầng trong xin phép xây dựng tại TP HCM:
Quy định về quận nội thành – ngoại thành:
- Quận nội thành trung tâm ( 7 Quận): Gồm các quận 1, 3, 4, 5, 10, Phú Nhuận, Bình Thạnh.
- Quận nội thành (9 quận): Quận 2, 6, 7, 8, 10, 11, Tân Bình, Tân Phú, Gò Vấp.
- Quận ngoại thành (4 quận, 4 huyện): Quận 9, 12, Thủ Đức, Bình Tân; huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Củ Chi
Mật độ xây dựng được quy định như sau
Diện tích lô đất (m2) |
≤ 50 |
75 |
100 |
200 |
300 |
500 |
1000 |
|
Mật độ xây dựng tối đa (%) |
Quận nội thành |
100 |
90 |
85 |
80 |
75 |
70 |
65 |
Quận ngoại thành |
100 |
90 |
80 |
70 |
60 |
50 |
50 |
Quy định về số tầng tối đa trong khu đô thị:
*) Trường hợp diện tích lô đất của bạn ở giữa 2 khoảng nào đó thì tính nội suy mật độ.
Ví dụ:
Để quý vị dễ hình dung được vấn đề, chúng tôi xin đưa ra một ví dụ cụ thể như sau cho trường hợp nhà với diện tích lô đất của bạn là 80 m². Nhà bạn ở quận nội thành, vậy mật độ xây dựng được tính như sau:
Mật độ xây dựng (%) = 90 + (85-90)/(100-75)*(80-75) = 89% như vậy diện tích đất là 80m², diện tích được phép xây dựng: 80 x 89% = 71.2 m². Phần còn lại không xây dựng là khoảng lùi và thông tầng (chừa trống) để đảm bảo mật độ.
Chiều rộng lộ giới L (m) |
Tầng cao cơ bản |
Số tầng cộng thêm nếu thuộc KVTT TP hoặc TT cấp Quận |
Số tầng được cộng thêm nếu thuộc trục đườn thương mại – dịch vụ (tầng) |
Số tầng được cộng thêm nếu công trình XD trên khu đất lớn (tầng) |
Cao độ tối đa tính từ vỉa hè đến sàn lầu 1 (m) |
Số tầng khối nền tối đa + số tầng giật lùi tối đa (tầng) |
Tầng cao tối đa (tầng) |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
L ≤ 35 |
5 |
+1 |
+1 |
+1 |
7 |
7+1 |
8 |
20 ≤ L |
5 |
+1 |
+1 |
+1 |
7 |
6+2 |
8 |
12 ≤ L |
4 |
+1 |
+1 |
+1 |
5,8 |
5+2 |
7 |
7 ≤ L |
4 |
+1 |
0 |
+1 |
5,8 |
4+2 |
6 |
3,5 ≤ L |
3 |
+1 |
0 |
0 |
5,8 |
3+1 |
4 |
L |
3 |
0 |
0 |
0 |
3,8 |
3+0 |
3 |
Ghi chú : +1: Có nghĩa là sẽ được cộng thêm 1 tầng so với số tầng cơ bản. Số tầng sẽ phụ thuộc vào lộ giới và khu vực ở là trung tâm hay ngoại ô hoặc các khu vực riêng do UBND quy định.
Quy định về số tầng tối đa
Chiều cao tầng và lộ giới được quy định như sau:
Chiều rộng lộ giới L (m) |
Cao độ tối đa tính từ vỉa hè đến sàn lầu 1 (m) |
Cao độ chuẩn tại vị trí chỉ giới xây dựng tại tầng cao tối đa ( m) |
|||||
Tầng 3 |
Tầng 4 |
Tầng 5 |
Tầng 6 |
Tầng 7 |
Tầng 8 |
||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
L ≥ 25 |
7 |
- |
- |
21,6 |
25,4 |
28,4 |
31,8 |
L ≥ 20 |
7 |
- |
- |
21,6 |
25,4 |
28,4 |
31,8 |
12 ≤ L |
5,8 |
- |
- |
20,4 |
23,8 |
27,2 |
- |
7 ≤ L |
5,8 |
- |
17 |
20,4 |
23,8 |
- |
- |
3,5 ≤ L |
5,8 |
13,6 |
17 |
- |
- |
- |
- |
L |
3,8 |
11,6 |
17 |
- |
- |
- |
- |
Quy định độ vươn của Ban công và ô văng.
Độ vươn của ban công, ô văng phụ thuộc vào lộ giới.
Chiều rộng lộ giới L (m) |
Độ vươn tối đa (m) |
L |
0,9 |
7 ≤ L |
1,0 |
12 ≤ L |
1,2 |
L ≥ 20 |
1,4 |
Ví dụ: Lộ giới đường trước nhà bạn là 6m (thông thường quy đinh thể hiện trong sổ đỏ), thì ban công hoặc ô văng được đưa ra 0.9 m.
Ghi chú:
– Nhà có hẻm không được lên sân thượng.
– Đường nhỏ hơn 7m: xây trệt, lửng, 2 lầu, sân thượng.
– Đường nhỏ hơn 20m: xây trệt, lửng, 2 lầu, sân thượng.
– Đường lớn hơn 20m: trệt, lửng, 4 lầu, sân thượng.
– Trục thương mại 5 lầu.
– Những trục đường thương mại Lũy Bán Bích: 3,5m.
– Phan Anh, Hòa Bình, Thạch Lam, Nguyễn Sơn, Cầu Xéo, Tân Kỳ Tân Quý.
– Gò Dầu, Tân Sơn Nhì, Trương Vĩnh Kỳ, Tây Sơn, Độc Lập, Tân Hương, Lê Trọng Tấn, Tân Kỳ Tân Quý, Thoại Ngọc Hầu, Bình Long, Au Cơ: 3m.
Huy vọng sau bài viết này quý vị đã nắm được những quy định cần thiết và hiểu rõ và áp dụng về việc xây dựng trên khu đất của nhà mình.